Mất cọc thuê nhà? Ai đúng, Ai sai?
Chuyện mất cọc khi thuê nhà khi năm hết tết đến. Thường là thời gian sôi động nhất khi mà người tìm thuê trả nhà. Chủ nhà đều mong muốn tìm cho mình đối tác mới cho mình. Thật tình cờ khi được một bán sale chia sẽ về câu chuyện khách trả nhà mà như trong nước mắt. Thật sự mình cũng chứng kiến một vụ như thế này rồi. Cũng kịch bản khá giống lần này.
“Chuyện là khi khách thuê cũ hoàn trả nhà, chủ nhà thì có bảo lí do nhà phải sửa lại vì hư hỏng nhiều nên MẤT CỌC. Trong khi khách ở và sale cho thuê thì bảo nhà ở rất giữ gìn”. Vì thế mình xin chia sẽ ít kinh nghiệm về chuyện thuê căn hộ, nhà phố, mặt bằng… Để có một cái kết giao dịch ai cũng vui, không phải cãi vã tiền mất.
Chọn mặt gởi vàng để không mất cọc thuê nhà
Trước đây, mình cũng có thời gian làm bên cho thuê nhà phố. Các vấn đề liên quan phức tạp hơn căn hộ nhiều nên có chút kinh nghiệm. Kinh nghiệm đầu tiên là chọn mặt gởi vàng, những chủ nhà. Hay khách thuê tính tình vui vẻ, hòa đồng, tinh thần hỗ trợ… thì dù gì tính cách cũng cởi mở, thoải mái hơn. Có thể hợp tác vui vẻ và lâu dài, để lại ấn tượng tốt với cả hai bên sau này hơn. Thường thì mình ưu tiên chọn chủ nhà “đẹp” hơn là căn nhà đẹp. Mình có biết nhiều khách thuê nhà hơn cả 10 năm cũng có ấy chứ.
Tiếp theo là làm hợp đồng
Hợp đồng giữ người thuê là bên thuê phải kỹ càng. Mình có dịp đọc hợp đồng thuê của nhiều bạn. Thật sự hợp đồng rất lỏng lẽo, mơ hồ, chủ yếu là ngày thuê và thời gian thuê là chính. Mà phần phí môi giới và lấy phí thì ghi kỹ lắm à nha ^^. Theo kinh nghiệm của mình thì hợp đồng phải chi tiết nhất có thể. Trong hợp đồng phải thể hiện bàn giao có gì. Đi kèm hình chụp & quay phim hiện trạng nhà, bếp núc, vệ sinh…, số điện nước, khấu trừ chi phí, bồi thường, sửa chửa, hoàn trả cọc,…
Quá trình sử dụng nhà của bên thuê như: sửa chửa, khoan đục,…phù hợp công năng sử dụng, số lượng người ở. Được phép làm những gì được thống nhất giữa 2 bên. Trước khi tiến hành thuê và tốt hơn nếu có văn bản đi kèm.
Khi thuê hoặc nhận bàn giao:
Tốt nhất ghi nhận hiện trạng nhà cửa bằng hình ảnh và videos. Có sự chứng kiến ít nhất giữa 2 bên. Hoặc 3 bên Chủ nhà – khách thuê – Môi giới. Chủ nhà hoặc khách hàng có thể chuẩn bị check list phụ lục (Condition Report). Thường môi giới chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ chuyện này. Thể hiện sự thống nhất về hiện trạng lúc đó, những chi phí phát sinh. Trách nhiệm của bên nào tốt nhất nên được thể hiện rõ ràng. Nếu không có vấn đề gì và chúng ta sẽ chịu trách nhiệm cho những hư hại đó khi trả nhà. Đừng vì một chút mất công mà trong quá trình cho thuê và sử dụng nhà. Mà lại phiền hà bực mình về sau. Hoặc sau bước này thì gần như chúng ta không mấy khi gặp lại môi giới nữa.
Trong quá trình thuê nhà (Này mình gợi ý thêm để không mất cọc nhà)
Có thể đến kiểm tra nhà hoặc khách thuê mời chủ nhà đến thăm nhà chơi. Hoặc là inspect tình trạng căn nhà thường xuyên qua email, tin nhắn có hình ảnh. Cả 2 bên cùng kiểm tra lại quá trình sử dụng ngôi nhà, để sửa chữa những hư hỏng nào theo quy định nghĩa vụ trong hợp đồng… Vì những lỗi nhỏ nếu để lâu không sửa chửa hoặc không để ý qua thời gian sẽ ảnh hưởng rộng hơn. Ví dụ thấm ướt, kẹt cống nước hay mục nội thất….Hoặc là sự thống nhất miễn trừ trách nhiệm về sau khi trả nhà.
Khi kết thúc hợp đồng thuê hoặc trả bàn giao:
Dọn dẹp, thu dọn hành lý sạch sẽ. Có nhiều trường hợp khách thuê nhà dọn dẹp hành lý trả hiện trạng nhưng quá trình dọn dẹp lại để lại một số bụi bẩn, vụn rác… Nếu có khoan đục gì thì mua một loại bột trét để bít lại hết, phải làm vệ sinh lại toàn bộ nhà. Vì khi giao nhà cho mình họ cũng giao nhà sạch bóng có check cùng lúc thuê. Việc kiểm tra khi kết thúc hợp đồng hoặc trả nhà cũng quan trọng giống lúc nhận nhà. Cần phải có ít nhất 2 bên để xác nhận hiện trạng, ký recheck lại các phụ lục đã ký từ trước khi sử dụng nhà thuê.
Lưu ý để không bị mất cọc nhà thuê
Việc tiền cọc giữ chân cũng nên giải quyết lúc trả nhà, khấu trừ các chi phí liên quan nếu có. Tránh trường hợp dọn hết hành lý. Nhưng tiền cọc vẫn chưa chuyển khi chủ nhà đổi ý lý do này lý do kia. Giống trường hợp bạn kia chia sẽ với mình.